BÀI VIẾT MỚI NHẤT

BLOG

ƯU ĐÃi HIỆN TẠI

Vì sao uống thuốc tránh thai bị rụng tóc?

Khi phụ nữ bắt đầu rụng một lượng lớn tóc, chắc chắn điều này có thể gây ra cảm giác hoang mang và căng thẳng. Một trong những thủ phạm phổ biến nhất (và phần lớn chưa được biết đến) gây rụng tóc ở phụ nữ là thuốc tránh thai. Vậy vì sao uống thuốc tránh thai bị rụng tóc? Các bạn cùng CoTu theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Thuốc tránh thai hoạt động như thế nào?

Để hiểu cách thức hoạt động của thuốc tránh thai chúng ta nên bắt đầu với một bức tranh tổng quát về các hormone liên quan đến rụng trứng và kinh nguyệt.

Rụng trứng

Trong quá trình rụng trứng, một quả trứng trưởng thành được giải phóng khỏi buồng trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, nồng độ estrogen tăng cao. Điều này làm cho niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh. Sau khi trứng được giải phóng, nó sẽ di chuyển về phía tử cung.

Hành kinh

Đồng thời với việc giải phóng, một loại hormone khác gọi là progesterone cũng tăng cao, chuẩn bị niêm mạc tử cung cho trứng được thụ tinh. Nếu trứng không được thụ tinh, cả estrogen và progesterone đều giảm xuống, khiến niêm mạc tử cung bong ra. Đây là cách kinh nguyệt xảy ra.

2. Thuốc tránh thai gây rụng tóc như thế nào?

Rụng tóc cũng không phải là vấn đề thường xuyên được báo cáo liên quan đến thuốc tránh thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các hormone trong thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc và dẫn đến một dạng rụng tóc tạm thời gọi là rụng tóc kiểu telogen effluvium.

Progestin, một thành phần trong hầu hết các thuốc tránh thai nội tiết tố, hoạt động tương tự như nội tiết tố androgen. Vời nồng độ androgen cao có nhiều khả năng gây rụng tóc ở những người vốn đã mẫn cảm.

Di truyền cũng đóng một vai trò nhất định. Có tiền sử gia đình bị rụng tóc (cụ thể là rụng tóc nội tiết tố nam) hoặc các tình trạng y tế như buồng trứng đa nang khiến việc sử dụng thuốc tránh thai có nhiều khả năng gây ra tình trạng rụng tóc.

Ngoài ra, thuốc men, các vấn đề y tế, như căng thẳng, thời kỳ hậu sản sau khi sinh con cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ androgen.

Tác dụng phụ của thuốc

Giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, thuốc tránh thai cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm đau đầu, buồn nôn, chảy máu giữa các kỳ kinh, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và đau nhức ngực.

Thuốc tránh thai cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ít phổ biến hơn như thay đổi ham muốn tình dục hoặc các vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn như cục máu đông.

Giai đoạn phát triển tóc

Telogen effluvium là tình trạng rụng tóc giai đoạn ở giai đoạn ngừng phát triển của tóc. Là một dạng rụng tóc tạm thời xảy ra do căng thẳng, bệnh tật, nhiễm trùng hoặc thay đổi nội tiết tố đột ngột.

Thông thường, tóc phát triển như một phần của chu kỳ nhiều giai đoạn, bao gồm:

  • Giai đoạn anagen – là giai đoạn tăng trưởng
  • Giai đoạn catagen – là giai đoạn chuyển từ giai đoạn tăng trưởng sang giai đoạn nghỉ ngơi. 
  • Giai đoạn nghỉ ngơi telogen – trong thời gian này tóc ngừng phát triển và được thay thế bằng một sợi tóc mới mọc từ cùng một nang.

Nếu cơ thể nhạy cảm với các hormone trong thuốc tránh thai, có thể khiến tóc chuyển sang giai đoạn telogen nghỉ ngơi của chu kỳ tăng trưởng sớm khiến tóc rụng.

Rụng tóc telogen effluvium bắt đầu vài tháng sau khi sử dụng thuốc tránh thai, có nghĩa là bạn có thể không nhận thấy tóc rụng cho đến khi sử dụng thuốc tránh thai trong vài tháng.

3. Các yếu tố nguy cơ gây rụng tóc khi sử dụng thuốc tránh thai

Rụng tóc không phải là hiện tượng phổ biến khi sử dụng thuốc. Nhưng nếu đang sử dụng thuốc có hàm lượng androgen cao, những yếu tố sau đây khiến bạn có nhiều khả năng bị rụng tóc:

  • Tiền sử gia đình bị rụng tóc
  • Sự lão hóa
  • Trong thời kỳ mang thai và thời kỳ hậu sản
  • Căng thẳng và bệnh tật
  • Tình trạng sức khỏe gây mất cân bằng nội tiết tố như buồng trứng đa nang hoặc rối loạn tuyến giáp
  • Một số loại thuốc
  • Thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng

>>> Xem thêm về Da đầu đổ mồ hôi gây rụng tóc đúng hay sai?

4. Làm thế nào để tránh rụng tóc khi sử dụng thuốc tránh thai?

Nếu bị rụng tóc sau khi bắt đầu sử dụng thuốc cần trao đổi với chuyên gia y tế. Rụng tóc có thể có hoặc không liên quan đến thuốc – và bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân cũng như cách điều trị rụng tóc tiềm năng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rụng tóc, có thể cần thay đổi loại đang sử dụng, như sử dụng viên thuốc có hoạt tính androgen thấp hơn hoặc chuyển từ viên thuốc chỉ chứa progestin sang phiên bản kết hợp có chứa estrogen. Tuy nhiên, cần thảo luận với bác sĩ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

5. Uống thuốc tránh thai có mọc tóc không?

Tuy nhiên, có một số loại thuốc thực sự có thể tạo điều kiện cho tóc mọc. Điều này có thể xảy ra với thuốc có hàm lượng oestrogen cao hơn so với progesterone. Những loại thuốc này sẽ có tác dụng phụ lớn hơn nhiều. Vì vậy, sử dụng thuốc tránh thai để kích thích mọc tóc thường không được khuyến khích.

Mặc dù thuốc tránh thai có thể gây rụng tóc ở một số trường hợp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi rụng tóc thường là tạm thời. Nếu rụng tóc không ngừng và không mọc lại, bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn và chỉ định hướng điều trị kịp thời nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm các kiến thức về tóc cùng CoTu tại facebook Cô Tư Sương nha.
— Cô Tư Sương 💜

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *